Khoá học CCNA v7.0
"CCNA là chứng chỉ tốt nhất trong danh sách 10 chứng chỉ nghề nghiệp hàng đầu thế giới"
Chứng chỉ CCNA do Pearson VUE cấp là chứng chỉ quốc tế được công nhận trên toàn thế giới, trang bị đầy đủ các kỹ năng thiết yếu để
quản trị hạ tầng mạng trên nền tảng thiết bị mạng của Cisco.
CCNA là gì?
CCNA (Cisco Certified Network Associate) là chứng chỉ kỹ thuật quốc tế dành cho các chuyên gia mạng được cấp bởi hãng sản xuất thiết bị mạng hàng đầu thế giới Cisco Systems của Hoa Kỳ. Theo một nghiên cứu của tạp chí Certification Magazine thì CCNA được coi là chứng chỉ tốt nhất trong danh sách 10 chứng chỉ nghề nghiệp hàng đầu thế giới. Người có chứng chỉ này được hiểu là đã có kiến thức cơ bản và toàn diện về các công nghệ mạng cũng như kỹ năng thực hành. Hiện nay CCNA v7.0 (mã môn 200-301) là phiên bản mới nhất.
Cisco
Cisco là tập đoàn chuyên cung cấp các giải pháp mạng viễn thông đứng vào hàng lớn nhất thế giới. Khác với Microsoft hay hệ thống Linux/Unix/Solaris, Cisco tập trung vào các công nghệ mạng trục, các hệ thống backbone, các hệ thống mạng của ISP (Internet Service Provider), IXP (Internet Exchange Provider) và các dịch vụ mạng thông minh cao cấp như Content Network, Voice, Truyền hình. Một cách hình tượng, ta ví von hệ thống Microsoft như xây dựng một ngôi nhà lớn hoàn thiện, còn Cisco là xây dựng các con đường bằng phẳng, kết nối những ngôi nhà lớn với nhau, tạo thành những hệ thống thông tin Internet đồ sộ hiện nay.
Với những công nghệ phức tạp, tinh xảo, hiện đại vốn biến đổi hàng giờ, Cisco hiểu rằng chỉ có một nguồn nhân lực với kỹ thuật cao, kiến thức nền tảng vững vàng mới có thể đáp ứng được bước tiến, áp lực của sự phát triển ấy. Do đó, từ năm 1996, Cisco đã đưa ra một hệ thống các bằng cấp phân lớp. Ngoài việc thể hiện trình độ của một cá nhân, các bằng cấp này còn thể hiện uy tín, khả năng làm hài lòng khách hàng, khả năng hỗ trợ, làm việc, v.v… của công ty ấy. Hệ thống bằng cấp cùng với chính sách khuyến khích các công ty đối tác (partner) đầu tư vào việc thi lấy các chứng chỉ để công ty tuyển dụng có thể đạt được những danh hiệu như Premier, Bronze, Silver và Gold Partners, từ đó được hưởng những sự ưu đãi vể giá cả, hỗ trợ của Cisco đã thật sự tạo nên cơn khát nhân lực sở hữu các chứng chỉ Cisco không chỉ ở Việt Nam mà còn trên toàn thế giới.
Sở hữu chứng chỉ CCNA, chìa khóa thành công trong sự nghiệp
CCNA là chứng chỉ CNTT cơ bản nhất cần có
CCNA là cánh cửa bước vào ngành quản trị mạng. Nó cung cấp đầy đủ các khái niệm chuyên ngành cơ bản nhất. CCNA cũng là điều kiện tiên quyết để sở hữu các chứng chỉ nâng cao hơn như CCNP, CCIE và giúp định hướng theo các hướng chuyên sâu hơn như Security, Data Center, Service Provider, Wireless,…
CCNA là chứng chỉ được công nhận trên toàn thế giới
Chứng chỉ CCNA do Pearson VUE cấp là chứng chỉ quốc tế được công nhận trên toàn thế giới. Chứng chỉ CCNA chứng nhận rằng kỹ thuật viên có kỹ năng lắp đặt bộ chuyển mạch, bộ định tuyến trong môi trường mạng phức tạp, bên cạnh đó là kỹ năng cấu hình và vận hành LAN, WAN và dịch vụ truy cập quay số từ xa, ứng dụng giao thức, nắm vững một số kiến thức về an ninh mạng, hệ thống kết nối mạng không dây.
Chuẩn kỹ năng CCNA
– Có đủ khả năng thiết kế, thi công những hệ thống mạng bao gồm từ thi công các hệ thống cáp mạng, cáp tường đến cấu hình các thiết bị, ... hình thành một giải pháp kết nối toàn diện.
– Có khả năng thiết lập và cấu hình các hệ thống mạng có các thiết bị định tuyến (routers) và chuyển mạch (switches) cho mạng nội bộ (LAN) và mạng diện rộng (WAN)
– Có khả năng quản trị và giải quyết các sự cố mạng thường gặp, nâng cao hiệu quả và bảo mật cho các hệ thống mạng máy tính.
– Nắm vững cơ sở và nền tảng lý thuyết của hệ thống mạng, giúp bạn tiếp tục theo học các khóa học cao hơn như CCNP, CCIE.
– Nắm vững lý thuyết, các công nghệ mạng diện rộng tiên tiến hiện tại như dịch vụ chuyển tiếp khung (Frame-relay), ISDN, ADSL cũng như các khái niệm định tuyến, giao thức định tuyến như RIP, EIGRP, OSPF để có thể làm việc trong những hệ thống mạng WAN.
CCNA giúp mở rộng cơ hội thăng tiến trong sự nghiệp
Chứng chỉ CCNA là chìa khóa dẫn đến thành công trong sự nghiệp. Kỹ sư có chứng chỉ CCNA luôn được ưu tiên so với các chứng chỉ khác vì nó được cấp bởi Cisco – Ông lớn trong ngành IT-Networking. Hơn thế nữa, phần lớn các ngân hàng, các bộ ban ngành nhà nước, tổng cục, công ty liên doanh, Viettel, FPT,… đều sử dụng thiết bị của Cisco. Vì vậy, nắm vững kiến thức nền tảng trong CCNA là điều bắt buộc trong nhiều yêu cầu tuyển dụng.
Bất chấp việc dư thừa lao động tại các lĩnh vực kinh tế, tài chính, ngân hàng,… nhu cầu tuyển dụng nhân lực CNTT tại Việt Nam ngày càng tăng. Theo Bộ Thông tin và Truyền thông, năm 2020, Việt Nam thiếu hụt hơn 500.000 nhân sự IT. Kèm theo nhu cầu về số lượng, yêu cầu về chuyên môn đối với nhân sự ngành CNTT ngày càng cao. Trong bối cảnh đó, CCNA đã dần trở thành một chứng chỉ nền tảng cơ bản cần có của bất kỳ chuyên viên quản trị mạng nào.
Khoá học CCNAv7
Khoá học CCNAv7 là khoá học chuẩn bị cho kỳ thi chứng chỉ CCNA (200-301) trang bị đầy đủ các kỹ năng thiết yếu để quản trị hạ tầng mạng trên nền tảng thiết bị mạng của Cisco.
Các học phần trong chương trình CCNA Phiên bản 7.0 giúp học viên phát triển nền tảng toàn diện để thiết kế, bảo mật, vận hành và xử lý sự cố mạng máy tính hiện đại, trên quy mô từ mạng doanh nghiệp nhỏ đến mạng doanh nghiệp, chú trọng vào học thực hành và các kỹ năng nghề nghiệp cần thiết thích giải quyết vấn đề và cộng tác làm việc. Sau khoá học này, người học có thể tham gia thi lấy chứng chỉ CCNA và tiếp tục học chứng chỉ CCNP Enterprise Core
Tham gia khoá học, học viên sẽ được: rèn luyện kỹ năng thông qua:
- Các bài thực hành và mô phỏng mạng sử dụng nền tảng giả lập Cisco Packet Tracer và thực hành trên hệ thống thiết bị mạng Cisco thực tế.
- Học liệu, bài kiểm tra đến từ Cisco Academy để củng cố việc học
- Các bài kiểm tra đánh giá kết quả học tập định kỳ. Chương trình học và khảo thí đảm bảo tính toàn vẹn và bảo mật thông tin thí sinh
Nội dung khoá học
Khoá học sẽ làm rõ các khái niệm chuyển mạch và định tuyến chính. Người học sẽ học cách cấu hình mạng cơ bản và khắc phục sự cố, xác định và giảm thiểu các mối đe dọa bảo mật mạng LAN, cấu hình và bảo mật một mạng WLAN cơ bản.
Vào cuối chuỗi khóa học CCNA, học viên có được kinh nghiệm thực tế, thực hành để chuẩn bị cho kỳ thi lấy chứng chỉ CCNA và các kỹ năng sẵn sàng cho nghề nghiệp cho các vai trò cấp liên kết trong ngành Công nghệ Thông tin & Truyền thông.
Kể từ CCNAv7, chương trình đào tạo được chia thành chuỗi 3 học phần:
1. Giới thiệu mạng máy tính (ITN)
Học phần đầu tiên trong chương trình CCNA giới thiệu các kiến trúc, mô hình, giao thức và các phần tử mạng kết nối người dùng, thiết bị, ứng dụng và dữ liệu thông qua Internet và qua các mạng máy tính hiện đại - bao gồm địa chỉ IP và các nguyên tắc cơ bản về Ethernet.
Vào cuối khóa học, học viên có thể xây dựng các mạng cục bộ đơn giản (LAN) tích hợp các sơ đồ định địa chỉ IP, bảo mật mạng nền tảng và thực hiện các cấu hình cơ bản cho bộ định tuyến và chuyển mạch.
2. Switching, Routing và mạng không dây cơ bản (SRWE)
Học phần thứ hai trong chương trình CCNA tập trung vào các công nghệ chuyển mạch và hoạt động của bộ định tuyến hỗ trợ các mạng doanh nghiệp vừa và nhỏ, bao gồm các mạng cục bộ không dây (WLAN) và các khái niệm bảo mật.
Học viên sau khi học các khái niệm chuyển mạch và định tuyến chung có thể thực hiện cấu hình mạng cơ bản và khắc phục sự cố, xác định và giảm thiểu các mối đe dọa bảo mật mạng LAN, cấu hình và bảo mật một mạng WLAN cơ bản.
3. Mạng doanh nghiệp, bảo mật và tự động hoá (ENSA)
Học phần thứ ba mô tả các kiến trúc và cân nhắc liên quan đến thiết kế, bảo mật, vận hành và khắc phục sự cố mạng doanh nghiệp, WAN, QoS, truy cập từ xa, SDN, ảo hóa và tự động hóa, kiến trúc dựa trên bộ điều khiển và giao diện lập trình ứng dụng (API).
Học viên nắm được các kỹ năng để cấu hình và khắc phục sự cố mạng doanh nghiệp, đồng thời học cách xác định và bảo vệ trước các mối đe dọa an ninh mạng.
Đặc điểm khoá học
Đặc điểm chung
Thay đổi so với CCNA v6
Công việc sau khi học CCNA
Nơi nào sử dụng những người có chứng chỉ CCNA?
Hiện sản phẩm Cisco được sử dụng phổ biến tại các nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP): VNPT, FPT, Viettel,..; các tập đoàn trên thế giới; các ngân hàng, các trường Đại học – Cao đẳng; các bộ; tổng cục; công ty liên doanh;… nên để có thể làm việc tại các tập đoàn này thì ứng viên nên có tối thiểu kiến thức của CCNA.
Tại Việt Nam thường thì các nhân viên thiết kế, triển khai, quản trị hệ thống mạng sử dụng sản phẩm của Cisco đều yêu cầu phải có tối thiểu CCNA. Đối với những dự án lớn có thể phải yêu cầu có CCNP (cấp cao hơn CCNA) hoặc thậm chí đến CCIE (là cấp cao nhất trong hệ thống chứng chỉ của Cisco – hiện ở Việt Nam chỉ có khoảng 40 người sở hữu chứng chỉ này).