Hệ thống điện toán đám mây hay còn gọi là Cloud Computing, là mô hình cung cấp các tài nguyên máy tính cho người dùng thông qua internet. Nguồn tài nguyên này bao gồm rất nhiều thứ liên quan đến điện toán và máy tính. Ví dụ như: phần mềm, dịch vụ, phần cứng,… và sẽ nằm tại các máy chủ ảo (đám mây) trên mạng. Người dùng có thể truy cập vào bất cứ tài nguyên nào trên đám mây. Vào bất kỳ thời điểm nào và ở bất kỳ đâu, chỉ cần kết nối với hệ thống internet.

Ứng dụng hệ thống điện toán đám mây

Về cơ bản, hệ thống điện toán đám mây tạo điều kiện cho bạn truy cập dữ liệu mọi lúc mọi nơi, chỉ cần bạn có kết nối với mạng Internet.

Dịch vụ email, ngân hàng trực tuyến, mua sắm qua mạng hay trò chuyện qua Skype chỉ là một vài trong số những ứng dụng điện toán đám mây miễn phí.

1. Cơ sở dữ liệu đám mây

Doanh nghiệp của bạn cần vận hành những cơ sở dữ liệu rất lớn nhưng ngân sách lại eo hẹp hoặc công ty bạn không đủ chuyên môn để thực hiện điều đó. Trong trường hợp đó, cơ sở dữ liệu trên hệ thống điện toán đám mây là một lựa chọn để thay thế tốt hơn.

Công nghệ điện toán đám mây đem đến cho đội ngũ IT một cơ sở dữ liệu hoạt động mạnh mẽ mà không cần công ty phải thật sự sở hữu cơ sở hạ tầng (các server). Nhà cung cấp dịch vụ cho bạn không chỉ hỗ trợ mà còn chịu trách nhiệm tất cả các hoạt động bảo trì và vận hành của hệ thống cơ sở dữ liệu, trách nhiệm duy nhất của bạn là xử lý dữ liệu của chính bạn.

Hơn nữa, cơ sở dữ liệu hệ thống điện toán đám mây mang lại khả năng mở rộng vô tận cho các doanh nghiệp. Ví dụ: mùa bán hàng cao điểm đang đến và khả năng cao là các lượt truy cập trang web của công ty bạn sẽ tăng gấp 10 lần bình thường. Vì vậy, công ty bạn cần thêm một hoặc nhiều cơ sở dữ liệu. Cơ sở dữ liệu đám mây có thể được mở rộng hoặc thu nhỏ chỉ trong vài giây. Trong khi đó, với cách cài đặt truyền thống, sẽ mất vài tuần hoặc vài tháng để cài đặt máy chủ, kho lưu trữ và các thiết bị cần thiết khác.

2. Thử nghiệm và phát triển

Kiểm tra và thử nghiệm để phát triển là những bước quan trọng để đảm bảo ứng dụng của bạn có thể chạy trơn tru, không có lỗi và có thể đưa vào sử dụng. Để thử nghiệm thành công ứng dụng của bạn, bạn cần một môi trường mô phỏng có khả năng tái tạo các hoạt động kinh doanh thực tế để xác nhận những kết quả thu được sau quá trình mô phỏng.

Tận dụng nguồn lực sẵn có của hệ thống điện toán đám mây, bạn sẽ không mất thời gian và công sức để tự tay xây dựng môi trường mô phỏng cho doanh nghiệp. Bạn sẽ được cung cấp nhiều môi trường có sẵn khác nhau, phù hợp với nhu cầu cụ thể và trong tầm tay của doanh nghiệp.

Một khi nhân viên lập trình của bạn nghĩ rằng ứng dụng đã sẵn sàng, nó có thể được đưa vào một môi trường thử nghiệm để phân tích. Hơn nữa, nền tảng này cũng có thể được sử dụng cho mục đích đào tạo.

3. Lưu trữ cho trang web trên hệ thống điện toán đám mây

Lưu trữ website của bạn trên đám mây là điều cần thiết nếu hệ thống hiện tại không thể đáp ứng với sự tăng trưởng liên tục của doanh nghiệp. Nếu bạn đã xây dựng một trang web ổn định, bạn sẽ biết rằng việc lưu trữ trang web chiếm phần lớn các nguồn lực CNTT.

Lưu trữ trang web của bạn trên nền tảng đám mây cung cấp cho công ty khả năng mở rộng. Trong trường hợp có vấn đề, trang web công ty bạn đơn giản chỉ cần chuyển sang máy chủ có sẵn gần nhất, hoặc nhiều máy chủ khác có thể được thêm vào trong trường hợp nhu cầu của bạn thay đổi.

Điều quan trọng nhất là bạn chỉ phải thanh toán theo nhu cầu thực tế cho dịch vụ lưu trữ trang web trên hệ thống điện toán đám mây, tính bảo mật được đảm bảo bởi nhà cung cấp dịch vụ của bạn. Điều này giúp giải phóng thời gian và công sức cả công ty để tập trung vào các khía cạnh khác quan trọng hơn như việc phát triển nội dung.

4. Phân tích Dữ liệu lớn (Big Data)

Mọi dữ liệu mà chúng ta thấy hôm nay, chẳng hạn như xấp giấy tờ trên bàn, hồ sơ, hoặc dữ liệu số như tin nhắn trên Facebook của bạn, đều được gọi chung là “big data”.

Việc đưa dữ liệu của bạn lưu trữ trên hệ thống điện toán đám mây có thể không thu gọn kích thước dữ liệu nhưng chắc chắn nó sẽ giúp việc quản lý dữ liệu trở nên dễ dàng, dễ tiếp cận hơn và khi kết hợp với quá trình phân tích, doanh nghiệp có thể rút ra những thông tin giá trị để khai thác và sử dụng.

Một trong những thách thức lớn của dữ liệu là việc xử lý chúng. Làm thế nào để trích xuất chỉ những thông tin hữu ích nhất từ vô vàn chồng dữ liệu vô trật tự? Nhiều nền tảng Phân tích dữ liệu lớn đang áp dụng công nghệ điện toán đám mây cho phép các doanh nghiệp khả năng xử lý các dữ liệu từ có cấu trúc đến cả không có cấu trúc.

5. Lưu trữ và chia sẻ dữ liệu

Đây là một trong những hình thức cơ bản nhất của hệ thống điện toán đám mây. Các dữ liệu được lưu trữ trong đám mây khiến việc chia sẻ, truy xuất và lưu trữ trở nên cực kỳ dễ dàng. Google Drive, Dropbox, Shutterstock là những ví dụ phổ biến nhất của dịch vụ này.

Hiệu quả công việc sẽ được thúc đẩy nhanh chóng với các văn phòng ảo nơi mà bạn và các đồng nghiệp có thể dễ dàng cập nhật tình hình dự án, nhận phản hồi hoặc đơn giản là chỉnh sửa/ đánh giá ngân sách trong khi đang di chuyển. Đã qua rồi cái thời mà bạn phải gửi kế hoạch ngân sách trong nhiều định dạng khác nhau.

6. Sao lưu và khôi phục dữ liệu của hệ thống điện toán đám mây

Dữ liệu nên được sao lưu thường xuyên, nhưng nhiều doanh nghiệp lại không tuân thủ theo quy trình. Ngày nay, chúng ta vẫn sao chép dữ liệu một cách thủ công thông qua các thiết bị lưu trữ, vừa mất thời gian, vừa hao tốn chi phí.

Phục hồi sau thảm họa là một kế hoạch chiến lược nhằm sao lưu và khôi phục dữ liệu doanh nghiệp một cách hiệu quả trong trường hợp xảy ra thiên tai hoặc tai nạn do con người. Thực hiện một kế hoạch khôi phục sau thảm họa qua dịch vụ điện toán đám mây có thể mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp ngoài lợi ích tiết kiệm chi phí vận hành.

Trong trường hợp xảy ra thảm hoạ thiên nhiên, mà một phần hoặc toàn bộ doanh nghiệp bị ảnh hưởng, vì dữ liệu công ty được giữ tách biệt trên đám mây, quá trình khôi phục có thể được thực hiện kịp thời và hoàn toàn tự động, do đó việc sử dụng đĩa, băng hoặc các phương tiện lưu trữ khác được loại bỏ.

7. Ứng dụng quản lý doanh nghiệp

Hiện nay có rất nhiều ứng dụng được thiết kế trên nền tảng đám mây sở hữu một giao diện trực quan, dễ sử dụng và phù hợp với từng ngành cụ thể.

Bạn đang cần phương pháp tốt hơn để xây dựng và duy trì mối quan hệ với khách hàng? Cloud CRM với các tính năng như các ứng dụng văn phòng thông thường, email, thông tin của các hoạt động trong quá khứ và hiện tại được tích hợp trong cùng một hệ thống.

Từ việc theo dõi các nguồn lực, rút ra những thông tin để phục vụ việc ra quyết định đến việc xem xét và cập nhật kế hoạch ngân sách… tất cả đều có sẵn tại một nơi duy nhất và truy cập dễ dàng với chỉ một cú nhấp chuột với Cloud ERP.

Cloud ERP phù hợp cho cả các tập đoàn đa quốc gia và doanh nghiệp vừa và nhỏ do khả năng thanh toán dựa trên nhu cầu và không phải trả trước phí cho mua sắm phần cứng và bản quyền phần mềm.

Công nghệ hệ thống điện toán đám mây ở Việt Nam

Điện toán đám mây là tuy một công nghệ đã xuất hiện trên thế giới cách đây đã vài năm nhưng ứng dụng điện toán đám mây tại Việt Nam vẫn chưa thực sự phủ sóng và hiệu quả.

Bên cạnh đó, một trong những trở ngại lớn nhất tại Việt Nam không hoàn toàn do chi phí đầu tư mà là thói quen của người dân và các doanh nghiệp dùng phần mềm không có bản quyền rất phổ biến, khiến cho các vấn đề bảo mật, chất lượng dịch vụ của điện toán đám mây bị đánh giá sai cũng như ảnh hưởng tới chất lượng điện toán đám mây Việt Nam.

Việt Nam chiếm vị trí cuối cùng trong Thẻ điểm điện toán đám mây toàn cầu 2018 do BSA | The Software Alliance phát hành gần đây, đứng thứ 24 trên 24 nền kinh tế.

Theo số liệu thống kê, Việt Nam là nước có nhịp độ tăng chi tiêu cho điện toán đám mây trong giai đoạn 2010-2016 cao nhất (64,4%/năm), cao hơn hẳn mức bình quân của cả khối ASEAN (49,5%). Tuy nhiên, về con số tuyệt đối, mức chi tiêu cho điện toán đám mây của Việt Nam con rất thấp 1,7 USD/năm 2016; thấp hơn 107 lần so với Singapore; 6,5 lần so với Malaysia; 2,4 lần so với Thái Lan; và 1,3 lần so với Philippines.

Tuy nhiên, theo báo cáo năm 2018 của Hiệp hội điện toán đám mây châu Á, Việt Nam đạt 41/100 điểm và trở thành nước đứng thứ 14 trong bảng xếp hạng về độ bao phủ dịch vụ điện toán đám mây. Điều này cho thấy, mô hình điện toán tại Việt Nam đang trở nên phổ biến và bắt đầu chiếm ưu thế hơn. Trong tương lai, mô hình sẽ ngày càng được nhân rộng cũng như sẽ còn tăng mạnh và đa dạng hơn.

Một tín hiệu vui cho sự phát triển điện toán đám mây ở Việt Nam là hầu hết các tổ chức, doanh nghiệp đều đã có hiểu biết cơ bản về đám mây và có kế hoạch sử dụng trong vòng 2 năm tới.

Xu hướng của hệ thống điện toán đám mây

Có một xu hướng mà ai cũng có thể hiểu và nhận ra, không cần phải là một chuyên gia hay nhà phân tích: Điện toán đám mây sẽ luôn không ngừng phát triển (bao gồm cả cloud-native và multi-cloud) và trở thành một tiêu chuẩn CNTT. Dưới đây là năm xu hướng đám mây chính cần theo dõi trong năm 2022:

1. Ưu tiên đo lường và giám sát trong CNTT

Khi các chiến lược multi-cloud và hybrid cloud mở rộng, các nhóm CNTT sẽ giám sát hiệu quả các môi trường đa dạng này và đo lường hiệu suất của chúng theo các mục tiêu chính.

Khi nhu cầu tăng, việc triển khai khối lượng công việc lên môi trường đám mây phù hợp cũng tăng lên, các nhóm CNTT sẽ phải đối mặt với áp lực phải theo dõi và thu thập liên tục các số liệu trên các môi trường này. Các công nghệ cung cấp cách giải quyết đơn giản và dễ dàng trên các môi trường đám mây sẽ được lựa chọn nhiều hơn. Khi đó xu hướng phát triển của điện toán đám mây sẽ chú trọng đến việc cung cấp công nghệ đo lường và giám sát hiệu quả công việc phục vụ cho đa dạng nhu cầu của doanh nghiệp.

2. Multi-cloud và hybrid cloud có xu hướng áp dụng tự động hóa

Khi môi trường CNTT hiện đại tiếp tục trở nên đa dạng và phân tán hơn trong việc theo đuổi các mục tiêu kinh doanh, doanh nghiệp sẽ phải đối mặt với những thách thức mới trong việc giữ cho các công việc trong tổ chức hoạt động được trơn tru, thông suốt.

Chiến lược để giải quyết vấn đề có thể được tóm tắt trong một từ: Tự động hóa – Automation.

Các công cụ tự động hóa, bao gồm một số công cụ kết hợp AI, đã phát triển vào năm 2020, Comfort cho biết. Các khả năng tự động hóa mới này, cùng với dashboard cung cấp cái nhìn toàn diện về hoạt động của đám mây, sẽ ngày càng trở nên quan trọng đối với các quản trị viên CNTT. Các công cụ như vậy có thể giúp các nhóm thực hiện tinh chỉnh, đặt khối lượng công việc phù hợp vào đúng nơi, quản lý chi phí và các vấn đề bảo mật như khóa và mã hóa.

3. Hợp nhất các công nghệ dựa trên đám mây

Nếu bạn đang tìm kiếm một xu hướng CNTT tuyệt vời nhất năm 2022, thì cloud-native chắc chắn sẽ xứng đáng được bạn cân nhắc. Đây cũng là ứng cử viên hàng đầu cho một trong những phân khúc hot nhất năm 2022. Khi hệ sinh thái dựa trên đám mây tiếp tục mở rộng, có khả năng sẽ có một sự thay đổi giữa các công cụ và công nghệ của nó. 

4. Gia tăng Hybrid cloud

Với việc sử dụng cloud-native computing và container-based, các doanh nghiệp sẽ muốn xây dựng các giải pháp tận dụng các nguồn lực có sẵn và tài nguyên đám mây của mình. Trong một số tổ chức, việc sử dụng đám mây sẽ được áp dụng cho các trường hợp nhất định cụ thể chứ không phải là mặc định. Container và những công nghệ cloud-native hoặc cloud-centric khác  đang giúp việc áp dụng đám mây trở nên khả thi hơn.

5. Các chiến lược đám mây ưu tiên bảo mật, độ tin cậy và sự linh hoạt

Suy nghĩ thông thường ban đầu về việc áp dụng đám mây thường tập trung vào chi phí, do đó các tổ chức thường chọn nền tảng đám mây bởi tính tiết kiệm của chúng trong thời gian dài. Chi phí và tối ưu hóa chi phí trong thời gian dài là vấn đề luôn được quan tâm trong doanh nghiệp. Chi phí luôn là vấn đề quan trọng nhất, tuy nhiên, các ưu tiên kinh doanh tổng thể cũng là mục tiêu quan trọng không kém mà doanh nghiệp cần hướng tới. Đám mây với sự kết hợp của bảo mật, tin cậy, linh hoạt cùng chi phí hợp lý là lựa chọn tối ưu hàng đầu của doanh nghiệp.

Theo AllCloud’s 2020 Cloud Infrastructure Report: 27,6% người tham gia khảo sát liệt kê bảo mật là tiêu chí quan trọng nhất của họ khi chọn nhà cung cấp đám mây, tiếp theo là độ tin cậy (26,3%) và tính linh hoạt (22,4%). Chi phí đứng thứ tư, với chỉ một nửa số người được hỏi (13,8%) liệt kê nó là mối quan tâm quan trọng nhất của họ liên quan đến an ninh.

Có nên áp dụng hệ thống điện toán đám mây vào doanh nghiệp hay không?

Câu trả lời là có. Hệ thống điện toán đám mây không chỉ giúp doanh nghiệp có thể kiểm soát, bảo mật thông tin và nhận thêm vô vàn lợi ích kể trên, mà còn giúp doanh nghiệp kịp thời chuyển đổi số và bắt kịp xu hướng tương lai. Có thể nói rằng, điện toán đám mây sẽ càng ngày càng phổ biến, vậy thì không có lí do nào không nên bắt đầu sử dụng hệ thống điện toán đám mây ngay bây giờ.

Amazon Web Services (AWS) – một trong những hệ thống điện toán đám mây mạnh mẽ nhất hiện nay đang được nhiều doanh nghiệp sử dụng trong doanh nghiệp sẽ là lựa chọn hoàn hảo cho các doanh bắt đầu áp dụng và chuyển đổi số.